Ăn gạo lứt có tác dụng gì với tim mạch

Gạo lứt thực chất là gạo trắng ăn hàng ngày nhưng chỉ xay bỏ lớp vỏ cứng và giữ nguyên lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho cơ thể. Chính vì thế các bác sĩ khuyên các bệnh nhân bị tim mạch nên bổ sung gạo lứt trong thực đơn. Thực chất ăn gạo lứt có tác dụng gì với bệnh tim mạch?

Ăn gạo lứt có tác dụng gì với bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch là một căn bệnh đầy nguy hiểm, thường phát triển một cách âm thầm và có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Bệnh này gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy cho các bộ phận trên cơ thể, dẫn đến việc các bộ phận này hoạt động kém hiệu quả.

Ăn gạo lứt có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch một cách hiệu quả. Thành phần chất xơ, phytosterol, carotenoid, acid omega 3, trong gạo lứt có tác dụng ngăn chặn sự kết tụ của tiểu huyết cầu, giảm cholesterol xấu, tăng sự tiết chất béo và tăng hàm lượng cholesterol tốt. Điều này giúp cải thiện sự tuần hoàn máu và giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch.

Gạo lứt là gì? Tìm hiểu các loại gạo lứt trên thị trường

việc tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thực đơn dinh dưỡng phù hợp là rất quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Một thực đơn được thiết kế khoa học kết hợp với việc tập luyện thể thao có thể giúp cải thiện lưu thông máu và duy trì nhịp đập tim ổn định, từ đó giảm nguy cơ của đột quỵ và các tai biến khác.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng gạo lứt, cần phải lưu ý rằng chỉ khi nó được làm sạch và không có chất bảo quản hoặc các chất hóa học độc hại mới có thể đem lại lợi ích tốt cho cơ thể. Điều này là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với những người có vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch.

  • Tìm mua gạo lứt tại các cửa hàng uy tín, sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tránh mua phải gạo tẩm hóa chất, kém chất lượng.
  • Trước khi nấu, nhặt sạch các hạt gạo còn vỏ cứng bên ngoài, vo sơ và ngâm với nước ấm khoảng 30 – 40 phút.
  • Gạo lứt mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên không thể thay thế gạo trắng, cá, thịt,… Nên đa dạng thực đơn hàng ngày để cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Gạo lứt có đặc điểm khô hơn so với gạo thường. Khi ăn nên nhai kỹ để tránh các vấn đề liên quan tới tiêu hóa.

Có nên thay gạo lứt bằng gạo trắng không?

Gạo lứt và gạo trắng là hai loại gạo phổ biến ngày nay, và vẫn có những tranh cãi về chất lượng dinh dưỡng của chúng. Lớp vỏ cám của gạo lứt chứa rất nhiều vitamin nhóm B, chất xơ, magiê và nhiều chất dinh dưỡng khác. Nhờ vào thành phần này, gạo lứt được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá có chất lượng tốt hơn so với gạo trắng thông thường.

Gạo trắng hay gạo xát rối mới tốt?

Quá trình xay xát gạo trắng có thể làm mất mất một phần lớn các dưỡng chất, bao gồm 90% vitamin B6, 80% vitamin B1, 77% vitamin B3 và nhiều dưỡng chất khác. Một bát cơm gạo trắng thường chỉ cung cấp khoảng 19 mg magiê. Trong khi đó, một bát cơm gạo lứt có thể chứa tới 84 mg magiê.

Đối với những người mắc bệnh tim mạch, việc kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày là rất quan trọng. Mỗi ngày, họ nên ăn khoảng 150-200 gram gạo. Kết hợp việc ăn gạo lứt với một thực đơn dinh dưỡng khoa học có thể giúp họ duy trì vóc dáng thon gọn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.

Người bị tim mạch nên có chế độ ăn như thế nào?

 

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc, chế độ ăn uống chính là một trong những biện pháp giúp đẩy lùi bệnh tật. Đối với người mắc bệnh huyết áp, cần phải lưu ý:

7 bệnh tim mạch thường gặp và các triệu chứng điển hình

  • Uống đủ nước

Khi nước được đưa vào cơ thể, tim và thận phải hoạt động để đào thải nước ra bên ngoài và giữ cân bằng trong cơ thể. Với người mắc bệnh tim mạch, hai bộ phận này hoạt động không còn tốt nữa. Việc uống quá nhiều nước có thể dẫn tới ngộ độc nước. Ba thời điểm vàng uống nước có lợi cho bệnh tim mạch là: khi vừa ngủ dậy, trước khi đi ngủ 30 phút và lúc nửa đêm khi thức giấc.

  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Đây là những thực phẩm có lượng calo thấp nhưng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt là các flavonoid. Chúng hoạt động giống như các chất chống oxi hóa, ngăn ngừa tim mạch, giảm nguy cơ bị viêm nhiễm.

  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều chất béo

Chất béo, đặc biệt là từ động vật là nguyên nhân làm tăng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol trong máu cao có thể hình thành cục máu đông, gây xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.Do đó người mắc bệnh tim mạch chỉ nên bổ sung khoảng ⅕ chất béo trong tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể qua khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu, bia

Rượu, bia, thuốc lá ảnh hưởng rất xấu tới cơ thể. Đặc biệt là bệnh tim mạch. Uống nhiều bia rượu làm tăng kích thước và gây tổn thương cơ tim. Tương tự như vậy việc hút phải khói thuốc lá sẽ khiến cơ thể bị nhiễm hóa chất khói. Từ đó gây tổn hại cho tim và mạch máu. Theo thống kê, cứ 5 người tử vong do bệnh tim thì có khoảng 1 trường hợp liên quan trực tiếp tới hút thuốc lá.

Xem thêm các bài viết hay tại đây

Liên hệ hỗ trợ tại đây 

Bài viết liên quan